Tục ngữ có câu “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Điều này đã phần nào khẳng định tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi. Trang bị tốt kỹ năng đặt câu hỏi chính là một trong những bí quyết giúp bạn thành công khi giao tiếp. Thực tế, có rất nhiều loại câu hỏi với các chức năng khác nhau, giúp người hỏi khai thác thông tin vấn đề. Vậy những kiểu câu hỏi nào thường gặp trong giao tiếp và nguyên tắc quan trọng khi đặt câu hỏi là gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có được lời giải đáp chi tiết nhé!
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Có thể hiểu đây là cách dẫn dắt cuộc đối thoại bằng những câu hỏi nhằm mang lại không khí tích cực, giúp kéo dài cuộc trò chuyện cũng như đảm bảo mạch câu chuyện theo dự kiến. Để đặt được những câu hỏi hay và đúng chủ đề không phải ai cũng thực hiện được. Kỹ năng đặt câu hỏi sẽ được cải thiện từng ngày thông qua việc bạn học hỏi và trau dồi kiến thức cho bản thân. Trước tiên, bạn cần nắm rõ về quy trình chuẩn bị cho việc đặt câu hỏi thành công.
Trang bị kỹ năng đặt câu hỏi là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân
Kỹ năng đặt câu hỏi không chỉ dừng lại ở vấn đề hỏi – đáp đơn thuần. Thông qua câu hỏi, đối phương cũng có thể nhận xét, đánh giá về kiến thức, văn hóa của bạn. Do đó, việc đặt câu hỏi sao cho đúng rất quan trọng. Dưới đây là các dạng câu hỏi thường gặp trong giao tiếp mà bạn có thể tham khảo.
Câu hỏi đóng là kiểu câu hỏi ngắn gọn, thường kết thúc bằng từ “không” và câu trả lời nhận được là “Có” hoặc “Không”. Trong một số trường hợp đặc biệt, câu hỏi đóng sẽ hỏi về một sự vật hay sự việc cụ thể nào đó như tên địa danh, tên người hoặc mốc thời gian. Tính chất của câu hỏi đóng đó là xác nhận lại thông tin.
Ví dụ:
Học cách đặt câu hỏi đúng trước khi đặt câu hỏi hay
Đúng như tên gọi, câu hỏi mở là dạng câu hỏi dùng để gợi mở câu chuyện. Câu hỏi mở thường cần câu trả lời dài hơn dạng câu hỏi đóng và bắt đầu bằng cụm từ “cái gì”, “tại sao”, “bằng cách nào”,... Đây là dạng câu hỏi được dùng để nắm bắt ý kiến của người được hỏi, khai thác thông tin về những điều chưa biết. Câu hỏi mở không gò bó nội dung câu trả lời và cũng không có câu trả lời cố định.
Ví dụ:
Đặt câu hỏi đúng trọng tâm sẽ giúp bạn khai thác vấn đề một cách triệt để
Kỹ năng đặt câu hỏi hình nón thường bắt đầu bằng những câu hỏi chung, sau đó đi sâu vào trọng tâm trong câu trả lời để tiếp tục khai thác thông tin chi tiết hơn. Dạng câu hỏi này thường được dùng với mục đích điều tra thêm thông tin chưa được tiết lộ hoặc nhằm thu hút người đối diện đi sâu vào cuộc trò chuyện đang tiếp diễn.
Ví dụ:
Kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò được sử dụng trong việc khai thác thông tin về một vấn đề cụ thể mà đối phương đang cố né tránh hoặc để làm rõ những điều còn nghi vấn. Thông qua câu hỏi thăm dò, bạn sẽ hiểu tường tận hơn về vấn đề mà cuộc trò chuyện đang đề cập tới. Công thức “5 vì sao” (5 WHY) được áp dụng trong câu hỏi thăm dò sẽ giúp người đặt câu hỏi nhanh chóng nắm bắt được gốc rễ của vấn đề.
Ví dụ:
Áp dụng công thức “5 WHY” khi đặt câu hỏi
Đây là một dạng câu hỏi đặc biệt vì nó không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi. Câu hỏi tu từ chủ yếu dùng để biểu đạt ý kiến, cảm xúc của người nói cho đối phương biết. Dạng câu hỏi tu từ được áp dụng phổ biến đối với kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp bởi nó giúp cho không khí cuộc trò chuyện thêm cởi mở và thoải mái hơn. Hay nói cách khác, mục đích của câu hỏi tu từ là để thu hút đối phương.
Ví dụ:
Dạng câu hỏi giả thuyết được sử dụng để khám phá những chủ đề chưa biết và thay đổi tiến trình của cuộc hội thoại, thảo luận.
Ví dụ:
Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn
Dạng câu hỏi thay thế được sử dụng để đưa ra quyết định giữa các lựa chọn thay thế. Câu hỏi này giúp cho người trả lời dễ hình dung ra câu hỏi của bạn hơn.
Ví dụ:
Việc đặt câu hỏi cũng có những nguyên tắc nhất định, cụ thể như sau:
Trong lúc lên kế hoạch để đặt câu hỏi, bạn cần xác định rõ mục đích của những câu hỏi được đặt ra là gì. Một câu hỏi tốt là câu hỏi hướng đến mục đích rõ ràng, có chính xác thông tin mà bạn đang muốn tìm hiểu. Ngược lại, một câu hỏi mơ hồ sẽ khiến người trả lời khó khăn trong việc giải đáp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi cơ hội tìm kiếm được thông tin như mong muốn.
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa bạn và đối phương để đặt câu hỏi phù hợp là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi cần lưu ý. Việc xác định rõ mối quan hệ sẽ giúp bạn tìm ra được đại từ nhân xưng cũng như phong cách nói chuyện phù hợp trong cuộc trò chuyện.
Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
Một câu hỏi tốt là câu hỏi sử dụng từ ngữ thích hợp với vốn từ, trình độ và kinh nghiệm của người nhận câu hỏi. Đây là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi rất quan trọng để duy trì cuộc trò chuyện.
Không nên hỏi quá dồn dập hay hỏi với thái độ không mấy nhẹ nhàng. Nếu bạn không cân nhắc, lựa chọn được từ ngữ phù hợp để hỏi thì bạn cũng sẽ nhận lại câu trả lời không như mong đợi. Thậm chí, đôi khi việc đặt câu hỏi không đúng sẽ khiến cho mối quan hệ trở nên xấu đi.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về kỹ năng đặt câu hỏi cũng như những nguyên tắc quan trọng khi đặt câu hỏi. Có thể nhận thấy, đặt câu hỏi là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng, hỗ trợ việc khám phá, thu thập thông tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân những phương pháp đặt câu hỏi một cách hợp lý để mang lại hiệu quả giao tiếp tốt nhất nhé!
#kỹ năng đặt câu hỏi là gì
#các dạng câu hỏi thường gặp trong giao tiếp