Ngày nay, kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học - đặc biệt là Excel đã trở thành một yếu tố không thể thiếu đối với nhân viên văn phòng. Trong đó, cách làm bảng lương bằng Excel là kỹ năng quan trọng mà mọi quản lý nhân sự và kế toán đều phải biết.
Một mẫu bảng lương chỉn chu không chỉ thể hiện được sự chuyên nghiệp của cơ quan, tổ chức mà còn cho thấy trình độ quản lý của ban lãnh đạo. Sau đây, mời quý bạn đọc cùng NHÂN LỰC ĐẠI DƯƠNG tìm hiểu về bảng lương và cách làm bảng lương cho từng nhân viên sao cho chính xác, mạch lạc, đúng luật và đầy đủ thông tin!
Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động, bao gồm những số liệu chi tiết về lương cứng, phụ cấp, trợ cấp, các khoản giảm/trừ,... Thông thường, bảng lương sẽ được gửi đến người lao động theo định kỳ hằng tháng.
Biết cách làm bảng lương, lập hệ thống tính lương cho từng nhân viên có mục đích nhằm đảo bảo rằng việc sử dụng lao động của doanh nghiệp là hợp pháp, minh bạch, công bằng. Ngoài ra, đây còn là một loại hồ sơ lưu trữ để đánh giá chi phí và so sánh với hiệu suất kinh doanh của công ty.
Bảng lương là gì? - Cơ sở để biết cách làm bảng lương
Quy định pháp luật về cách làm bảng lương trong doanh nghiệp được dựa trên Điều 93 của Bộ Luật lao động Số 45/2019/QH14 như sau:
Tóm lại, người sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơ quan) phải tự làm bảng lương dựa trên các quy định của pháp luật, sau đó ghi nhận những ý kiến từ tổ chức đại diện người lao động. Bảng lương sau khi hoàn thành phải được công bố minh bạch và công khai với người lao động để làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động.
Quy định của pháp luật về cách làm bảng lương trong doanh nghiệp
Khi nhân sự và kế toán làm bảng tính lương trên Excel, các yếu tố quan trọng được sử dụng để làm căn cứ nhập lương cho từng nhân viên bao gồm:
>> Có thể tham khảo quy định này tại Nghị định Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Dữ liệu chấm công là căn cứ để xác nhận người lao động có đi làm
Trước khi tìm hiểu cách làm bảng lương, bạn cần phải tổng hợp được những dữ liệu cần thiết để nhập vào Excel như sau:
Lương cứng hay lương chính là mức lương mà người sử dụng lao động đảm bảo chi trả cho nhân viên khi làm hợp đồng. Đây cũng là căn cứ để tính toán các khoản thuế, Bảo hiểm Xã hội (BHXH),...
Các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng bao gồm:
Là cột tính tổng thu nhập của người lao động trong kỳ, được tính bằng:
Tổng thu nhập = Lương chính + Lương phụ cấp |
Bộ phận nhân sự và kế toán sẽ dựa vào dữ liệu chấm công trên máy tính để nhập vào Excel. Tại đa số các doanh nghiệp, 1 ngày công sẽ bao gồm 8 tiếng làm việc hành chính (thường bắt đầu vào lúc 8h và kết thúc vào lúc 17h30), không tính giờ nghỉ trưa.
Cách trường hợp nghỉ, đi trễ sẽ được quy đổi theo tỷ lệ ngày công để tính lương cho hợp lý.
Được tính dựa trên mức lương chính và các khoản phụ cấp phải đóng BHXH. Các khoản phụ cấp ấy bao gồm:
Tỷ lệ trích bảo hiểm là bao nhiêu sẽ dựa vào quy định của pháp luật.
Một phần lương của người lao động sẽ được sử dụng để đóng Bảo hiểm Xã hội
Đối với những lao động có ký hợp đồng trên 3 tháng thì sẽ tính Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo lũy tiến từng phần. Còn những lao động thời vụ, thử việc hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng thì thuế sẽ được khấu trừ đi 10%.
Theo quy định tại nước ta, người có thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng là đối tượng phải nộp thuế TNCN. Cách tính thuế như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế * thuế suất (20%) |
Công thức tính lương thực tế trong cách làm bảng lương chính là kết quả cuối cùng mà người lao động nhận được. Cách tính như sau:
Tổng lương thực tế = Tổng thu nhập * (số ngày công ghi nhận / tổng ngày công hành chính của tháng) + các khoản thưởng Lễ, Tết, KPI - các khoản đóng thuế, phí, bảo hiểm, tạm ứng |
Thông thường, đối với những doanh nghiệp nghỉ ngày thứ 7 và Chủ nhật thì mỗi tháng sẽ có 22 ngày công. Tuy nhiên, người lao động cũng sẽ có những đặc quyền được nghỉ phép, nghỉ chế độ mà vẫn được hưởng lương ngày công tùy theo chính sách của công ty.
Bên cạnh sắp xếp các dữ liệu, chỉ số như đã đề cập để làm bảng lương thì việc sử dụng, thiết lập các hàm tính toán cũng là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong cách làm bảng lương. Công việc này đòi hỏi phải có kỹ năng, kiến thức về cách làm bảng lương bằng Excel. Các hàm được sử dụng phổ biến trong bảng lương Excel bao gồm:
Ngoài ra, cách làm bảng lương trong Excel cũng không thể nào thiếu các phép tính như cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/),...
Cần áp dụng các hàm tính toán trong Excel vào cách làm bảng lương
Sau đây là giao diện, set up dữ liệu Excel cách làm bảng lương dễ nhìn, gọn gàng mà chi tiết, chính xác:
Cách làm bảng lương cho nhân viên trên Excel theo mẫu 02-LĐTL
Nhìn chung, bố trí dữ liệu trong bảng tính Excel sẽ bao gồm: họ tên từng nhân viên được liệt kê theo chiều dọc, các hệ số, mức lương, thưởng,... sẽ được sắp xếp ngang theo từng nhân viên. Ngoài ra, chắc chắn bảng báo cáo lương cũng không thể thiếu thông tin về đơn vị, cơ quan, tên bảng báo cáo, ngày, tháng và phần ký xác nhận.
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ những thông tin quan trọng về cách làm bảng lương cho nhân viên lao động tại doanh nghiệp. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc gì hoặc có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, tư vấn - set up cấu trúc doanh nghiệp,... vui lòng liên hệ ngay với NHÂN LỰC ĐẠI DƯƠNG để biết thêm thông tin!