Người lao động được hưởng quyền gì khi vẫn làm việc dù đã hết hạn hợp đồng?

16/09/2024 41 lượt xem

Không ít trường hợp, dù đã hết hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc. Vậy trong trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi như thế nào và doanh nghiệp có trách nhiệm gì? 

1. Tìm hiểu những quy định về hợp động lao động 

Thế nào là hợp động lao động? 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi và bổ sung, theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 

Trước khi làm việc, người lao động cần phải ký hợp đồng lao động với doanh  nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho chính mình

Trước khi làm việc, người lao động cần phải ký hợp đồng lao động với doanh  nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho chính mình

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Tại Điều 17 quy định, hợp đồng lao động phải được giao kết dựa trên 2 nguyên tắc sau: 

  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. 
  • Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. 

Nội dung hợp đồng lao động 

Quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động cần phải có những nội dung chủ yếu sau đây: 

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp.
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động. 
  • Công việc và địa điểm làm việc. 
  • Thời hạn của hợp động lao động. 
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lượng và các khoản bổ sung khác. 
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương.
  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi. 
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. 
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm  y tế. 
  • Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề. 

Theo đó, hợp đồng sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có những thỏa thuận khác hoặc pháp luật có những quy định khác.

Hợp đồng lao động sẽ bắt đầu có hiệu lực sau ký kết

Hợp đồng lao động sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm người lao động và người sử dụng lao động thực hiện xong giao kết

2. Thời hạn các loại hợp đồng 

Các loại hợp đồng lao động 

Tại Điều 22 Bộ luật Lao động cũng nêu rõ thời hạn của các loại hợp động lao động như sau: 

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. 
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà hai bên có xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. 
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo các công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. 

Doanh nghiệp và người lao động cần làm gì sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động? 

Theo đó, Bộ luật cũng đã nêu rõ, với trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn hay hợp động lao động theo mùa vụ, công việc đã hết thời hạn nhưng người lao động vẫn có thể làm việc thì trong vòng 30 ngày, từ ngày hợp đồng hết hạn: 

  • Hai bên thực hiện ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn mới  và chỉ được ký thêm 1 lần. Sau thời hạn đó mà người lao động vẫn tiếp tục muốn làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 
  • Nếu không ký hợp đồng mới, hợp đồng lao động có thời hạn sẽ được chuyển thành hợp đồng không thời hạn, hợp động theo mùa vụ, công việc xác định thời hạn 24 tháng. 

Sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động cần ký một hợp đồng mới với doanh nghiệp để tiếp tục làm việc

Sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động cần ký một hợp đồng mới với doanh nghiệp để tiếp tục làm việc

Theo những quy định trên có thể thấy, trong trường hợp người lao động vẫn tiếp tục làm việc dù đã hết thời hạn hợp đồng thì tùy vào loại hợp đồng đã ký kết trước đó mà người lao động và doanh nghiệp sẽ tiếp tục kết giao một loại hợp đồng mới đúng theo những quy định mà Bộ Luật Lao động năm 2012 đã nêu rõ. 

3. Nếu không ký hợp đồng mới, doanh nghiệp và người lao động sẽ như thế nào?  

Đối với doanh nghiệp 

Theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012 cũng đã quy định như sau: 

  • Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động cần phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động
  • Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi thì việc ký hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. 
  • Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng bằng văn bản, trong trường hợp này, hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người. 

Cùng với những quy định đối với người lao động và doanh nghiệp trong trường hợp hết hạn hợp đồng lao động như đã phân tích ở trên, có thể thấy được rằng việc ký kết hợp đồng lao động chính là nghĩa vụ mà cả hai bên cần phải thực hiện. 

Trường hợp doanh nghiệp và người lao động không thực hiện ký kết hợp động trước khi làm việc hoặc sau khi hợp đồng lao động hết hạn từ 3 tháng trở lên thì doanh nghiệp (tức là người sử dụng lao động) sẽ chịu các mức phạt như sau theo điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP : 

  • Phạt từ 2 - 5 triệu đồng nếu doanh nghiệp sử dụng từ 1 - 10 người lao động. 
  • Phạt từ 5 - 10 triệu đồng nếu doanh nghiệp sử dụng từ 11 - 50 người lao động. 
  • Phạt từ 10 - 20 triệu đồng nếu doanh nghiệp sử dụng từ 51 - 100 người lao động. 
  • Phạt từ 15 - 20 triệu đồng nếu doanh nghiệp sử dụng từ 101 - 300 người lao động. 
  • Phạt từ 20 - 25 triệu đồng nếu doanh nghiệp sử dụng từ 301 người lao động trở lên. 

Doanh nghiệp sẽ phải đóng phạt với các mức khác nhau nếu sử dụng lao động mà không ký hợp đồng

Doanh nghiệp sẽ phải đóng phạt với các mức khác nhau nếu sử dụng lao động mà không ký hợp đồng

Đối với người lao động

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội: Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động. Do đó mà đối với người lao động trong trường hợp không ký hợp đồng lao động sẽ không được hưởng các chế độ bao gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn, tử tuất, hưu trí,... 

Tóm lại, để người lao động được hưởng quyền lợi cũng như doanh nghiệp sử dụng lao động đúng theo quy định của pháp luật thì sau khi hết hạn hợp đồng lao động thì hai bên nên tiến hành ký kết một hợp đồng mới theo như đã phân tích ở trên. 

Pháp luật Việt Nam luôn đưa ra những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động. Tuy nhiên, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động là phải nghiêm chỉnh chấp hành theo luật pháp đã đưa ra. Hơn nữa, là một công dân Việt Nam, để bảo vệ chính quyền lợi của mình, mỗi người lao động nói riêng và người dân nói chung nên tìm hiểu các chính sách, quy định pháp luật để tránh chịu thiệt hại đáng tiếc. 

Chia sẻ bài viết