Ngày 20/11/2019 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật Lao động mới số 45/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 để thay thế cho Bộ luật Lao động năm 2012 hiện hành. Vậy luật Lao động 2019 có những điểm gì mới, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết.
Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động mới số 45/2019/QH14
Bộ luật Lao động hiện hành quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Bên cạnh đó quản lý nhà nước về lao động và Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động ( người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động) cùng một số tiêu chuẩn riêng.
Theo Bộ luật lao động mới 2019, hợp đồng lao động cũng có nhiều sự thay đổi, cụ thể:
Luật Lao động mới chỉ còn 2 loại hợp đồng là: HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn. Theo đó loại hợp đồng mùa vụ bị bãi bỏ từ ngày Bộ luật Lao động (BLLĐ) có hiệu lực. Quy định này được đánh giá là tiến bộ lớn của luật nhằm bảo vệ người lao động (NLĐ) hạn chế được tình trạng người sử dụng lao động (NSDLĐ) lách luật không đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ bằng cách ký kết các loại hợp đồng mùa vụ.
Cũng theo Bộ luật lao động mới 2019, HĐLĐ thông qua giao dịch điện tử sẽ có hiệu lực như hợp đồng bằng văn bản.
Ký hợp đồng lao động thông qua giao dịch điện tử
Điều 34, bổ sung các trường hợp chấm dứt HĐLĐ là:
Điều 35, quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước với NSDLĐ trong những trường hợp sau đây:
Điều 149, cho phép người sử dụng lao động ký kết nhiều lần HĐLĐ có thời hạn với người cao tuổi thay vì kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc phải ký kết HĐLĐ mới như trước đây.
Thời gian làm việc vẫn giữ nguyên và có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc chính thức vào thời điểm thích hợp.
Giờ làm thêm tăng lên 40h/tháng thay vì 30h/tháng áp dụng trong các trường hợp được làm thêm lên tới 300h/năm. Ví dụ như các lĩnh vực sản xuất, gia công hàng xuất khẩu như dệt, may, da, giày, linh kiện điện tử, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước,…
Điều 109, quy định: NLĐ làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Nếu NLĐ làm việc liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ sẽ được tính vào giờ làm việc.
Thời gian nghỉ ăn trưa để tái tạo sức lao động
Điều 112, quy định NLĐ được nghỉ Ngày Quốc khánh (02/9) 02 ngày (ngày 02/9 và 01 ngày liền kề trước hoặc sau.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, NLĐ sẽ được nghỉ tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết hàng năm.
Điều 115, bổ sung thêm các trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương là cha nuôi, mẹ nuôi chết, con nuôi kết hôn được nghỉ 03 ngày như trường hợp bố mẹ, con đẻ.
Điều 169 quy định nếu trong điều kiện lao động bình thường thì kể từ năm 2021, cứ mỗi năm tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Ngoài ra có thêm nhiều hình thức đối thoại giữa NLĐ và doanh nghiệp từ năm 2021. Cụ thể:
Định kỳ ít nhất một năm một lần; (Hiện hành là định kỳ 03 tháng một lần)
Bổ sung thêm trong trường hợp NSDLĐ phải tổ chức đối thoại như vì lý do kinh tế mà NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc hay khi xây dựng thang bảng lương.
Đối thoại tại nơi làm việc:“Cầu nối” giải quyết vướng mắc giữa doanh nghiệp và người lao động
Trên đây là những thông tin về Bộ luật Lao động mới 2019 mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích cần thiết. Có thể thấy Pháp luật Việt Nam đưa ra những quyết định thay đổi với mục đích đảm bảo lợi ích cho người lao động. Vì vậy, là công dân Việt Nam bạn nên nắm bắt thông tin, có kiến thức để bảo vệ quyền lợi của chính mình.