Nghị định mới số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/8/2020 vừa qua đã có những quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Từ ngày 20/8 năm nay, Nghị định này chính thức có hiệu lực. Vậy Chính phủ đã có những quy định mới gì trong việc đánh giá, xếp loại này, hãy cùng tìm hiểu khái quát trong bài viết dưới đây.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản Chính phủ đã quy định, nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác. Theo Nghị định, việc đánh giá, xếp loại hàng năm cũng cần dựa vào chức vụ, trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài ra, quy định mới của Nghị định được nêu trong nguyên tắc đối với các cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 6 tháng. Đối với trường hợp này thì không được thực hiện đánh giá, xếp loại, đồng thời cần kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ thai sản.
Các trường hợp có thời gian nghỉ trong năm từ 3-6 tháng không tham gia công tác theo quy định của pháp luật thì vẫn thực hiện đánh giá, xếp loại. Tuy nhiên, trường hợp này không được xếp loại chất lượng ở mức độ hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/8 vừa qua
Các tiêu chí chung trong quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cần đảm bảo đủ 5 tiêu chí sau đây:
Việc xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện hàng năm, theo 4 mức độ dưới đây:
Trong đó, điểm mới nổi bật của Nghị định lần này là về đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cụ thể, các tiêu chí đánh giá về giải pháp, sáng kiến, đề án, đề tài, công trình khoa học đã được loại bỏ.
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng có những điểm khác biệt tùy vào từng đối tượng đánh giá là cán bộ, công chức, hay viên chức. Thế nhưng, dù là cán bộ, công chức, viên chức thì đều trải qua trình tự 5 bước đánh giá, xếp loại chung. Cụ thể các bước như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức tiến hành thực hiện làm báo cáo tự đánh giá, trong đó có nhận mức xếp loại chất lượng và kết quả công tác trong năm theo chức trách, nhiệm vụ đã được giao tại cơ quan, đơn vị.
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cuộc họp nhận xét, đánh giá được tổ chức tại đơn vị, cơ quan công tác
Báo cáo tự đánh giá và xếp loại được trình bày tại cuộc họp bởi cán bộ, công chức, viên chức. Các thành viên tham gia trong cuộc họp đưa ra ý kiến đóng góp, nhận xét về bản báo cáo tự đánh giá đó, ý kiến được ghi chép vào biên bản và tiến hành thông qua trong cuộc họp.
Các ý kiến nhận xét, đánh giá này là cần thiết cho quá trình xem xét và quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng của cán bộ, công chức, viên chức. Những ý kiến này góp phần mang lại những ý kiến tham mưu và đề xuất chính xác đối với chất lượng công tác của người được đánh giá.
Các ý kiến nhận xét, đánh giá ở bước 2, bước 3 và các tài liệu liên quan (nếu có) được tổng hợp bởi cơ quan tham mưu. Sau khi tổng hợp các ý kiến này, nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng sẽ được tiếp tục đề xuất bởi cơ quan tham mưu.
Cấp có thẩm quyền tiến hành quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng sau khi xem xét các ý kiến và đề xuất của cơ quan tham mưu.
Sau khi cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại, cần tiến hành thông báo kết quả tới cán bộ, công chức, viên chức.
Quy định về thông báo kết quả đánh giá, xếp loại trong Nghị định này có điểm mới nổi bật là về hình thức thông báo. Hình thức thông báo hiện hành là phải được thông báo bằng văn bản sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, tới cán bộ, công chức, viên chức. Theo Nghị định mới, hình thức thông báo áp dụng từ ngày 20/8 là hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. Trong đó, hình thức ưu tiên là công khai trên môi trường điện tử.
Hình thức thông báo công khai kết quả online được ưu tiên
Ngoài các nội dung chính và nổi bật đã được nêu trên, Nghị định cũng có các quy định mới đáng chú ý khác như sau:
Theo quy định hiện hành, thời điểm đánh giá, phân loại được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
Theo quy định mới, trước ngày 15/12 hàng năm là thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng của cán bộ, công chức và viên chức được tiến hành. Cần thực hiện trước khi đánh giá chất lượng đảng viên và trước chương trình tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng thường niên.
Đối với các cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, kết quả xếp loại chất lượng của năm là kết quả xếp loại của thời gian làm việc thực tế trong năm đó.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện làm báo cáo tự đánh giá, trong đó có nhận mức xếp loại kết quả công tác hàng năm theo chức trách và nhiệm vụ được giao. Sau đó gửi tới cơ quan đang công tác để tiến hành đánh giá, xếp loại.
Sau khi kết thúc đánh giá, xếp loại, kết quả sẽ được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Văn bản thể hiện kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được tiến hành lưu vào hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức.
Kết quả đánh giá, xếp loại được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ hồ sơ
Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã có những nổi bật trong các quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, có những điểm thay đổi được đánh giá cao như hình thức thông báo công khai hay loại bỏ các đề tài, sáng kiến trong mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các cơ quan, đơn vị tổ chức cần nắm rõ các quy định này để thực hiện tốt nhất việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định của Chính phủ.